Thiếu Niên Hiệp Phú
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân

Go down

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Empty Quản Lý Tài Chính Cá Nhân

Bài gửi  Admin Thu Sep 03, 2009 3:01 pm

Kỹ năng sống dành cho các bạn trẻ


Quản Lý Tài Chính Cá Nhân 40074340_67117sm
Các bạn trẻ thường quan niệm sau khi lập gia đình rồi mới cần quản lý tiền bạc, tiết kiệm chi tiêu. Theo sự phát triển của xã hội, nữ giới có vị trí bình đẳng với nam giới trong công việc và trong cuộc sống, thu nhập không thua kém nam giới, vì vậy mỗi người có thể độc lập về tài chính.
Kết hôn là một giai đoạn quan trọng để khảo nghiệm khả năng quản lý tài chính của bạn.

Quản lý tài chính trong thời kỳ độc thân vui vẻ

Rất nhiều thanh niên thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, hay nói đúng hơn là không có kế hoạch quản lý, đuổi theo thời trang và đồ hiệu, mua sắm hàng hóa dựa vào trực giác và cảm hứng, kết quả là không còn tiền giữ lại, đừng nói đến chuyện kết hôn hay mua sắm nhà cửa. Vì vậy, các bạn trẻ khi nghĩ tới cuộc sống gia đình cần vạch ra cho mình một kế hoạch rõ ràng.

1. Kế hoạch tài chính trước khi kết hôn:

Những thanh niên này thường mới ra trường, đi làm không lâu; vì vậy, mục tiêu quản lý tài chính là để tiến thân, du lịch hoặc chuẩn bị những chi phí liên quan đến việc kết hôn. Trong giai đoạn này thu nhập không cao, cần dựa vào ưu điểm của cuộc sống độc thân, gởi tiết kiệm ngân hàng một phần thu nhập. Dù lãi suất thấp nhưng thu nhập từ lãi ngân hàng lại khá ổn định. Ngoài ra, còn có thể đầu tư vào một số lĩnh vực ít rủi ro như bảo hiểm nhân thọ, lãi thấp nhưng mang tính bảo vệ.

2. Khống chế chi tiêu thích đáng:

Khống chế việc tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, hình thành tâm lý chi tiêu lành mạnh. Trong giai đoạn này, nên lấy việc tiết kiệm ngân hàng ngắn hạn và linh hoạt làm chủ đạo. Có thể chia thu nhập thành 3 phần: chi tiêu, tiết kiệmvà đầu tư.

Trong đó, tiết kiệm là một mục quan trọng cho kế hoạch kết hôn trong tương lai, nên lập kế hoạch thật chi tiết, lợi dụng các hình thức tiết kiệm ngân hàng để gởi tiết kiệm định kỳ. Tham gia bảo hiểm, chủ yếu ở các mục có liên quan đến sức khỏe và sự cố ngoài ý muốn.

3. Ba phương pháp quản lý tài chính:

- Một, gởi tiết kiệm 20 đến 30% thu nhập hàng tháng.

- Hai, đầu tư cho học tập từ 10 đến 15% thu nhập. Khi còn độc thân chưa phải gánh nặng gia đình, các bạn nên tranh thủ thời gian rãnh tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, làm tăng kiến thức, kỹ năng sống, tạo nền tảng phát triển sau này. Đây cũng là một loại hình đầu tư lâu dài.

- Ba, trích 5 đến 10% thu nhập tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tính toán kỹ lưỡng trước khi kết hôn

Hôn nhân là việc quan trọng của một đời người, từ lúc lên kế hoạch đến khi chính thức kết hôn, mỗi bên cần một khoản chi tiêu đáng kể. Nếu có thể cùng lên kế hoạch, không những giải tỏa được áp lực kinh tế đối với việc tổ chức hôn sự mà thông qua đó, cả hai sẽ cảm thấy vui vẻ khi cùng bắt tay quản lý tài chính một cách hợp lý, làm cơ sở vững chắc cho cuộc sống hạnh phúc sau này.

Riêng các cô gái, mặc áo cưới là giây phút đẹp nhất trong cuộc đời. Sau khi định ngày kết hôn, các bạn thường nghĩ ngay tới việc chụp hình, lưu lại những phút giây đẹp, nên đến tư vấn ở những người vừa cưới xong vì họ nắm rõ địa điểm, chất lượng dịch vụ, giá cả… của các cửa hàng cho thuê áo cưới, tiệm chụp hình…

Chọn nơi thích hợp nhất với bạn. Nên tìm hiểu những hạng mục mà các cửa hàng cung cấp, đừng chỉ nhắm vào giá cả. Bạn có thể xem xét các hình thức khuyến mãi. Ví dụ: chụp 5 tấm ảnh sẽ được tặng 1 ảnh, như vậy, chụp 25 tấm sẽ thành 30 tấm.

Người chụp hình và trang điểm do khách hàng chỉ định. Phòng dành cho cô dâu chú rể nên độc lập. Thiệp cưới có thể tăng từ 10 đến 30 tấm, những thứ mua nhiều sẽ được giảm giá… Nên tham khảo những chiếc áo cưới cao hơn khả năng của bạn 2 đến 3 bậc. Đồng thời, hỏi thăm các cửa hàng về xe hoa, dịch vụ trang điểm cô dâu, hoa cầm tay, áo cưới… để tránh những chi tiêu không cần thiết.

Tổ chức lễ cưới không thể không đãi tiệc. Sau khi được sự đồng ý của bố mẹ, nên thống kê tỉ mỉ tên bạn bè, họ hàng thân thích cần mời, có đủ thời gian để xác nhận lại người nào sẽ đến dự, người nào không đến để tránh lãng phí. Thương lượng với nhà hàng tự chuẩn bị nước uống có thể tiết kiệm được tiền.

Vật chứng hôn cũng là một khoản chi tiêu không nhỏ. Thông thường, nên chọn những vật biểu đạt được ý nghĩa mà một người thu nhập trung bình có thể chấp nhận được. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, có thể chọn vật chứng hôn đắt tiền hơn mà không bị mất giá, thậm chí có thể tăng giá. Nếu mua kim cương nên yêu cầu người bán cug cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Những thứ cần thiết cho hôn lễ nên liệt kê ra giấy để việc mua sắm có mục tiêu. Đồng thời phải tính trước để tránh chi tiêu vượt mức. Tốt hơn nên định giá sẵn mọi thứ. Lựa chọn những thứ mình thích nhưng không chi tiêu vượt mức. Cuối cùng, cần có kế hoạch cho tuần trăng mật được kỳ vọng. Tham khảo các tour du lịch trên báo, tạp chí, mạng… xem có ưu đãi hoặc chiết khấu nào không, kể cả về nơi ăn ở. Chọn một nơi cả hai đều thích đến.

Xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc

Sau khi cưới, quản lý tài chính trở thành nhiệm vụ chung của cả hai. Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, làm sao để quản lý tài chính gia đình đích thực là một vấn đề lớn. Căn cứ vào tình hình thực tế của hai người để thiết lập một chế độ tài chính hợp lý, biến thu nhập ít thành nhiều. Mỗi người cần dành sự quan tâm và trách nhiệm cho gia đình. Tuyệt đối không giữ thói quen chi tiêu như thời kỳ độc thân.

Ví dụ, trước đây khi tan sở, ông chồng thường mua hoa tặng vợ, tính ra chi tiêu một tháng không nhỏ; hai người ít khi tự nấu ăn mà thường ăn cơm tiệm; chồng thường xuyên thay đổi điện thoại di động, vợ hay mua sắm quần áo… tiền bạc sẽ bị tiêu sạch.

Trước tiên, lên kế hoạch cho việc sinh con và chuẩn bị đầy đủ cho việc đó. Định thời gian sinh con, lên kế hoạch tiết kiệm, để dành chi phí sinh hoạt và giáo dục cho bé. Thứ hai, tăng dần những những khoản bảo hiểm gia đình một cách thích đáng. Theo thói quen của người phương Đông, phụ nữ thường chọn người nam lớn hơn mình từ 3 đến 5 tuổi. Theo quy luật cuộc sống, nữ thọ hơn nam từ 3 đến 5 tuổi. Như vậy, có từ 6 đến 10 năm người phụ nữ phải sống một mình. Cho nên, các bạn gái hãy mua cho mình một số bảo hiểm riêng.

Bảo phí không quá 10 đến 15% tổng thu nhập của gia đình, số tiền bảo hiểm nên chọn ở mức gấp 10 đến 20 lần thu nhập của hai vợ chồng. Thứ ba, căn cứ vào lợi thế của từng người để đầu tư. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, số tiền đầu tư không vượt quá 1/3 tài sản. Trái phiếu là một phương thức đầu tư ít rủi ro.

Lời khuyên cùa các chuyên gia

1. Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mâu thuẫn ngày càng giảm dần và thích ứng trong cuộc sống chung. Trường hợp cần thiết, nên công chứng tài sản trước khi kết hôn làm căn cứ pháp luật.

2. Tập trung tiền bạc tản mác của hai người để quản lý đầu tư, thu lợi nhiều hơn. Mua bảo hiểm một cách thích hợp để tăng khả năng bảo vệ gia đình.

3. Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” gia đình: không để túi riêng. Việc thu chi phải cùng nhau giám đốc, có thể quản lý theo phương pháp: một người là “kế toán”, người kia là “thủ quỹ”.

4. Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích một phần lương để gởi tiết kiệm ngân hàng. Khỏan tiền này có thể dùng để mua trái phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ…

5. Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng - giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo.

6. Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đọan, như vậy việc quản lý tài chính gia đình sẽ hợp lý hơn.

LIÊU PHÚC MINH (Theo Sohu)

Admin
Admin
Admin

Nam Tổng số bài gửi : 43
Registration date : 04/05/2008

http://thieunienhiepphu.wow3.info

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết